2021-08-24T10:44:46+02:00 2021-08-24T10:44:46+02:00 https:///home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/mot-vai-suy-nghi-ve-bai-hoc-chop-thoi-co-trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945-cua-dang-cong-san-viet-nam-1314.html /home/themes/egov/images/no_image.gif
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước https:///home/uploads/lg.png
Sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, đội quân Nhật đang có mặt tại nước ta rệu rã mất hết tinh thần chiến đấu, chống cự cầm chừng đợi quân Tưởng và quân Anh đến giải giáp rồi đầu hàng. Đảng Cộng sản Đông Dương do đã được chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức đã biết nắm bắt thời cơ, nhân cơ hội Nhật đầu hàng quân Đồng minh, tổ chức phát động toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Sự chuẩn bị ấy đã được thực hiện ngay từ khi Đảng ra đời năm 1930 và tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng cho đến trước ngày tổng khởi nghĩa năm 1945, đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam cả về số lượng và chất lượng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra dự đoán, các nước phát xít bị quân Đồng minh đánh bại. Quân Đồng minh sẽ kéo vào Đông Dương, giải giáp vũ khí của quân Nhật. Chúng ta phải tổng khởi nghĩa, giành chính quyền, ra mắt Chính phủ Lâm thời, tuyên bố độc lập, trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta. Vì đây là thời cơ tốt nhất để chúng ta giành lại độc lập, giành lấy chủ quyền quốc gia từ tay giặc Nhật chứ không phải từ tay giặc Pháp. Triều Nguyễn đã ký Hiệp ước Patơnốt từ năm 1884 bán nước ta cho giặc Pháp, Pháp là kẻ thù chủ yếu của dân tộc.
Từ tháng 5-1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám do Hồ Chí Minh chủ trì đã phân tích tình hình thế giới đang bị tác động sâu sắc bởi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và dự báo: “cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công” [1] . Đảng ta nhận định, những cơ hội tốt đang giúp cho cách mạng nước ta có những điều kiện khởi nghĩa. Nhật đổ, hàng ngũ chỉ huy của chúng ở Đông Dương bị chia rẽ đến cực điểm; quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ, những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi. Cơ hội tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới. Những điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như: “quân Tàu đại thắng quân Nhật, Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Tàu hay quân Anh - Mỹ tràn vào Đông Dương” [2].
Trong thời điểm chính quyền Pháp bị quân Nhật lật đổ tình hình chính trị khủng hoảng. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nếu Đảng ta không chớp thời cơ trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta với danh nghĩa giải giáp quân Nhật thì sẽ không thể tự giành được độc lập, vận mệnh dân tộc vì vậy đến vạn năm cũng không thể đòi lại. Trong lúc quân Pháp đã đầu hàng quân Nhật, quân Nhật rệu rã không còn tinh thần chiến đấu. Đây chính là thời cơ của cách mạng Việt Nam, thời cơ của toàn Đảng và toàn dân ta. Nếu giành được chính quyền trong thời điểm này Việt Nam mới được công nhận là một nước độc lập, không lệ thuộc vào Quân đội Đồng minh. Sự linh hoạt, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta còn thể hiện ở việc phân tích, dự báo mức độ thương vong ít nhất của quân và dân ta lúc này nếu ta tiến hành khởi nghĩa. Qua phân tích cho thấy đây là thời điểm quân ta hoàn toàn có thể lật đổ chính quyền tay sai từ các địa phương đến toàn quốc mà tránh được sự tổn thất đến mức thấp nhất. Chính vì vậy, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!” [3]. Hồ Chí Minh khẳng định, đây là lúc thời cơ chín muồi nhất, thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ, dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám(5/1941) Đảng ta nhận định, lúc này nếu không giải phóng được dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt linh hoạt chớp thời cơ của cách mạng từ háng 8/1945. Đó là việc tận dụng những cơ hội hiếm có do khách quan và chủ quan mang đến, những điều kiện thuận lợi ở trong nước và trên thế giới để khởi nghĩa giành chính quyền, giành độc lập cho dân tộc, cứu dân, cứu nước mà ít phải hy sinh xương máu. Trên cơ sở phân tích mâu thuẫn giữa các nước, các dân tộc trong chiến tranh thế giới thứ II, phân tích các mâu thuẫn chủ yếu trong nước; lợi dụng được mâu thuẫn của kẻ thù. Đo lường trước những diễn biến và dự báo kết quả thắng lợi sẽ đạt được. Phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, chớp lấy thời cơ của cách mạng để tiến hành tổng khởi nghĩa, lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lấy độc lập chủ quyền trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta. Tránh được ý đồ xâm lược của thực dân Anh và quân Tưởng; hạn chế thiệt hại về người và của, hạn chế sự hy sinh không cần thiết.
Nghệ thuật chớp thời cơ để giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở thành bài học quý báu của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Ở mỗi giai đoạn cách mạng, việc kịp thời nhận diện và nắm bắt tốt thời cơ để giành thắng lợi trong mọi nhiệm vụ cách mạng luôn được Đảng ta quan tâm. Hiện nay, thế giới và đất nước đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều cơ hội và thách thức. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, ngày càng phức tạp, tác động tiêu cực trên nhiều phương diện gây ra không ít khó khăn cho quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, phát huy những kết quả đạt được trong lãnh đạo thực hiện “mục tiêu kép” trong thời gian qua, khắc phục những khó khăn trước mắt, nhất là nắm lấy những cơ hội từ trong nước và quốc tế để đưa ra những chủ trương đúng đắn, thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [4] theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.612.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 129-130.
[3]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 3, tr. 538.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb. CTQG Sự thật, H. 2021.