12/04/2024 10:19 GMT+7
Theo các chuyên gia, bạn sẽ phải trả giá bằng mạng sống nếu đụng vào những loài rắn độc nguy hiểm nhất hành tinh này.
Rắn cắn khoảng 5,4 triệu người mỗi năm, dẫn đến tử vong từ 81.000 đến 138.000 người, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Rắn độc giết nạn nhân bằng các chất độc được tạo ra trong tuyến nước bọt bị biến đổi mà con vật sau đó dùng răng nanh tiêm vào con mồi.
Dưới đây là những loài rắn có nọc độc không chỉ giết chết con mồi nhỏ mà còn có thể hạ gục con người trong thời gian ngắn nhất.
Rắn Taipan nội địa: Đứng đầu danh sách là loài rắn độc có tên Taipan nội địa, được xem là "cơn ác mộng" khủng khiếp nhất đối với con người. Chúng sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave.
Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Loài rắn Coastal taipan (Oxyuranus scutellatus) có tốc độ đáng kinh ngạc. Khi bị đe dọa, loài rắn sống trong các khu rừng ẩm ướt ở các vùng ven biển ôn đới và nhiệt đới, sẽ nhấc toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất khi nó nhảy với độ chính xác phi thường và tiêm nọc độc vào kẻ thù.
Rắn hổ mang chúa: Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới với kích thước lên tới 5,4m, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Nó có thể phát hiện một người đang di chuyển từ cách xa gần 100m, theo Viện Smithsonian.
Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa sẽ sử dụng xương sườn và cơ đặc biệt ở cổ để làm bung "mũ trùm đầu" - vùng da quanh đầu. Những con rắn này cũng có thể nâng đầu lên khỏi mặt đất khoảng 1/3 chiều dài cơ thể của chúng.
Rắn lục hoa cân: Loài rắn lục hoa cân (Echis carinatus) là thành viên nhỏ nhất trong "Bộ Tứ" ở Ấn Độ - cùng với loài rắn lục Russell's, loài rắn cạp nia thông thường (Bungarus caeruleus) và rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) - được cho là thủ phạm lớn nhất gây tử vong liên quan đến rắn cắn ở Ấn Độ.
Mỗi vết cắn của rắn hổ mang chúa có tới 7ml nọc độc và loài này có xu hướng tấn công với 3-4 vết cắn. Một vết cắn có thể giết chết người trong 15 phút và một con voi trưởng thành chỉ trong vài giờ.
Rắn Boomslang: Loài rắn có tên khác là rắn cây xanh Nam Phi. Rắn này có màu xanh lá cây tươi sáng và cơ thể đẹp mắt. Khi bị đe dọa, chúng phồng cổ lên và lộ ra mảng da sáng giữa các lớp vảy.
Rắn cạp nong: Rắn cạp nong (Bungarus fasatus) là loài di chuyển chậm vào ban ngày và thường tấn công khi trời tối. Nọc độc của loài rắn này có thể làm tê liệt các cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động. Điều này ngăn không khí đi vào phổi, dẫn đến ngạt thở.
Rắn hổ: Có nguồn gốc từ vùng núi và đồng cỏ ở đông nam Australia, rắn hổ (Notechis scutatus) có nọc độc mạnh đến mức có thể gây ngộ độc cho người chỉ trong 15 phút sau khi cắn và gây tử vong.
Quốc Tiệp (Tổng Hợp)